(Canhsatbien.vn) - Sáng 20/12, tại Hải Phòng, Đoàn cán bộ, học viên Lớp bồi dưỡng ngắn hạn chuyên ngành Giáo dục tâm lý Sĩ quan cao cấp Quân đội Hoàng gia Campuchia - khoá 12 đang học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Nguyễn Văn Tháp - Phó Chính uỷ Học viện Chính trị làm trưởng đoàn đã đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm hoạt động công tác chính trị với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1. Đại tá Nguyễn Văn Hiển - Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Vùng chủ trì làm việc với đoàn.
(Canhsatbien.vn) - Dạy học tích cực theo CDIO là mô hình mà Khoa Hàng hải/ Học viện Hải quân đang áp dụng để thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với chuẩn đầu ra của sĩ quan Cảnh sát biển và sĩ quan Điều khiển tàu biển quân sự. Kết quả thu được từ việc áp dụng mô hình này thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Học viện Hải quân.
(Canhsatbien.vn) - Sáng 23/3, đoàn công tác của Khoa Cảnh sát biển Học viện Hải quân do Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Liêm - Chủ nhiệm Khoa làm trưởng đoàn cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trong Khoa đã đến thăm và làm việc tại Hải đoàn 32/BTL Vùng Cảnh sát biển 3.
(Canhsatbien.vn) - Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” là chủ trương lớn của Đảng ủy Cảnh sát biển, được Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 thực hiện từ năm 2017 tại các xã, huyện đảo ven biển trên địa bàn đơn vị quản lý. Qua 3 năm triển khai thực hiện ở các địa phương cho thấy, chương trình đã góp phần thắt chặt tình cảm, gắn bó mật thiết khối đoàn kết quân - dân, giúp nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành pháp luật, yên tâm bám biển, bám đảo, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
(Canhsatbien.vn) - Chiều 20/02, tại BTL Cảnh sát biển, Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng tổ chức họp triển khai công tác nghiên cứu đề tài về nâng cao hiệu quả biện pháp vũ trang trong thực thi pháp luật trên biển của Lực lượng Cảnh sát biển. Thiếu tướng Phạm Kim Hậu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, Chủ nhiệm đề tài chủ trì buổi họp.
(Canhsatbien.vn) - Công tác giáo dục chính trị cho học viên đào tạo sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là bộ phận cơ bản, then chốt của công tác tư tưởng, công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, trình độ lý luận, chính trị, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho học viên đào tạo sĩ quan.
(Canhsatbien.vn) - Chiều 30/11, Đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Biên phòng do Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp – Giám đốc Học viện làm trưởng đoàn đến thăm và nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
(Canhsatbien.vn) - Đẩy mạnh xây dựng chính quy, quản lý rèn luyện kỷ luật là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng Lực lượng Cảnh sát biển “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và có tính chuyên nghiệp cao”, là nhân tố quan trọng để nâng cao khả năng SSCĐ và sức chiến đấu của Lực lượng. Đây vừa là nhiệm vụ mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển Lực lượng, đòi hỏi phải thực hiện một cách liên tục, kiên quyết và kiên trì.
(Canhsatbien.vn) - Nhật Bản là quốc gia hải đảo; mong muốn trở thành cường quốc biển là đích vươn tới trong thế kỷ XXI. Môi trường địa - chính trị của Nhật Bản được thể hiện bằng các vành đai đồng tâm hướng vào các đảo chính. Vành đai thứ nhất, gồm biển Hoa Đông, biển Nhật Bản, một phần tiếp với Hoàng Hải và Bắc Thái Bình Dương – đây là khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến Nhật Bản; vành đai thứ hai tập trung vào Biển Đông - nơi vận chuyển tới 80% lượng hàng hóa Nhật Bản ra thế giới và 90% lượng dầu mỏ của thế giới về Nhật Bản. Hiện nay, những thay đổi tương quan lực lượng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi chính sách của Nhật Bản đối với các vấn đề Biển Đông.
(Canhsatbien.vn) - Đã hơn 3 năm kể từ ngày Trung Quốc gây ra sự kiện đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây xôn xao dư luận quốc tế và khu vực. Thời gian 3 năm chưa phải là dài, nhưng trong bối cảnh hiện nay, với những gì đang diễn ra trên thực địa ở Biển Đông, chúng ta cần nhìn lại một cách nghiêm túc sự kiện này dưới góc độ lịch sử của vấn đề, đồng thời qua đó đúc rút bài học kinh nghiệm về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.